Nguồn gốc của ngói âm dương
Để nói về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm ngói âm dương thì chưa có một thông tin nào ghi lại lịch sử của chúng một cách rõ ràng, chính xác. Nhưng dựa theo các nguồn thông tin tin cậy, chúng bắt nguồn từ xứ sở Trung Hoa. Từ những thời kỳ xa xưa, người dân đã biết sử dụng và sáng tạo ra loại ngói này để có thể thiết lập nhà cửa.
Và theo sự tích tương truyền kể lại rằng, thời kỳ Đông Hán, một thầy cúng phong thủy đã được Tào Tháo cho vào cung điện. Thầy đã mất rất nhiều thời gian nghiên cứu dựa trên yêu cầu của Tào Tháo và tìm cách nối những viên gạch với nhau sao cho thật đẹp, đối cạnh mà độ bền cao. Và sau thời gian nghiên cứu ông đã cho ra loại ngói đảm bảo đủ các tiêu chí này và về sau đặt tên cho chúng là ngói âm dương.
Ý nghĩa của mái ngói âm dương

Ý nghĩa phong thủy
Ngói âm dương – Từ xa xưa, 2 thái cực âm dương đã trở thành khái niệm ăn sâu vào tiềm thức người Việt. Theo quan niệm xưa, âm dương không phải là vật chất hay không gian cụ thể, mà đây là thuộc tính của mỗi hiện tượng, sự vật trong vũ trụ.
Âm và dương là hai mặt đối lập, mâu thuẫn thống nhất, trong âm có dương và ngược lại. Khái niệm âm dương không chỉ đơn thuần là quan niệm hình thành trong đời sống văn hóa người Việt mà còn trở thành triết lý của người Á Đông.
Chính vì, ý nghĩa mái ngói âm dương như vậy mà những ngôi nhà mái ngói âm dương luôn tồn tại ở khắp mọi miền đất nước Việt Nam. Những con phố cổ kính nhuộm màu rêu phong, những ngôi chùa linh thiêng và uy nghiêm không chỉ mang dấu ấn kiến trúc khác lạ mà còn chứa đựng chiều sâu của lịch sử về ngói âm dương.
Sự xuất hiện của chúng đem tới tính thẩm mỹ và giúp yếu tố phong thủy âm dương hài hòa, đem lại sinh khí cho con người.
Không những thế, ngoài việc mang ý nghĩa phong thủy, ngói âm dương còn giúp tăng cường giá trị thẩm mỹ cho ngôi nhà. Nhìn từ cao xuống, bạn sẽ thấy các mái ngói âm dương lấp ló sau màn sương dày đặc tại vùng cao Lạng Sơn, Tây Bắc… Chúng xuất hiện mang tới một vẻ đẹp cổ xưa mà trang nhã, sang trọng tới lạ thường.
Giá trị văn hóa

Vào những năm điều kiện kinh tế chưa phát triển, ngói âm dương vẫn được coi là vật liệu xây dựng các gia đình có kinh tế khá giả sử dụng. Việc tự sản xuất ngói lợp nhà, ngói âm dương vào thời điểm những năm 60-70 khá phổ biến. Cho đến khi điều kiện kinh tế phát triển hơn, nghề làm ngói âm dương truyền thống không còn phổ biến nhưng quan niệm về tình cảm gia đình, về nếp nhà với ngói lợp nhà âm dương vẫn còn nguyên.
Âm dương hài hòa cũng là mơ ước của người Việt về một gia đình trên kính dưới nhường, hòa hợp, hạnh phúc. Từ công trình nhà sàn ở người dân miền núi đến các công trình hiện đại kiến trúc kết hợp, mái ngói âm dương còn là biểu tượng sự hòa hợp giữa đất và trời mang theo niềm tin về một cuộc sống yên bình, giản dị và đậm nét truyền thống.
Ý nghĩa của ngói âm dương là chở che cho những nếp nhà truyền thống, bảo vệ con người dưới sự khắc nghiệt của thời tiết. Sự trường tồn cùng thời gian đã trở thành biểu tượng cho những giá trị tốt đẹp của tình cảm gia đình.
Tham khảo: Tăng like fanpage free
Ưu điểm của ngói âm dương

Mái nhà lợp ngói loại âm dương sẽ sở hữu nhiều ưu thế, đó là mang trên mình một nét đẹp sang trọng tới lạ thường nhưng có chút nghiêm trang, đĩnh đạc. Chính vì thế, khi nhìn vào, bạn sẽ thấy một vẻ đẹp bề thế uy nghi toát ra. Đây là một nét thẩm mỹ cao mà hiếm các công trình đạt được.
Tham khảo: Biển cảnh báo an toàn trong sản xuất
Ngói âm dương được biết đến là sự sáng tạo của người xưa trong việc xây dựng, xử lý hệ thống bao che công trình bởi độ dày cao. Với ngói âm dương, chính cấu tạo vòng nửa vòng úp đã tạo ra tác dụng tạo khoảng trống giữ khí, thông gió cho mái nhà.
Nhờ đặc điểm này mà vào mùa hạ các công trình sử dụng ngói lợp nhà, ngói âm dương thường mát hơn, mùa đông sẽ ấm hơn. Thời tiết mưa gió thì chúng cũng giúp quá trình thoát nước được dễ dàng. Bên cạnh đó, ngói âm dương có tuổi thọ khá cao, ước tính phải đến 50 năm mới có dấu hiệu xuống cấp.
Cách lợp ngói âm dương trong các công trình cũng đơn giản hơn, mái nhà chỉ cần đóng bởi các thanh gỗ ngang cách nhau 50 cm, thanh gỗ dọc được đóng định với khoảng cách so le nhau 10 cm hoặc 15 cm để có thể lần lượt xếp các hàng ngói lợp nhà sấp ngửa lồng vào nhau. Nếu rãnh rộng 15 cm đặt ngói ngửa thì rãnh rộng 10 cm úp ngói sấp.